Du Học Đức Và Những Điều Cần Biết

Du Học Đức Và Những Điều Cần Biết
Du Học Đức Và Những Điều Cần Biết


DU HỌC ĐỨC 2020


I. Tổng Quan Đất Nước Đức

Tên chính thức:          Cộng hòa Liên bang Đức
Thủ đô:                       Berlin
Diện tích:                    357,021 km2
Dân số:                       ~ 81 triệu người
Ngôn ngữ chính:        Tiếng Đức
Đơn vị tiền tệ:            Euro (EUR)
Các thành phố lớn:     Berlin, Hamburg, Munchen, Dortmund.

1. Khí hậu – Tự nhiên

Đức là một quốc gia liên bang nằm ở Trung Âu, giáp với 9 quốc gia bao gồm: Đan Mạch (về phía Bắc), Ba Lan và Séc (về phía Đông), Áo và Thụy Sỹ (về phía Nam), Pháp, Luxembourg, Bỉ và Hà Lan (về phía Tây). Chính bởi tiếp giáp với nhiều nước phát triển, Đức được coi là một trong những quốc gia có vị trí thuận lợi nhất trong khu vực Châu Âu. Cũng nhờ đó mà sinh viên du học tại Đức sẽ có cơ hội khám phá, tham quan phần lớn các quốc gia đẹp nhất Châu Âu một cách dễ dàng, thuận lợi mà không cần Visa.
Địa hình nước Đức thay đổi rõ rệt nhất với chiều hướng cao hơn, dốc hơn từ Bắc vào Nam. Phía Bắc nước Đức là vùng đồng bằng lớn trù phú, bằng phẳng, còn phía Nam có dãy Alpen – dãy núi cao nhất cả nước. Tuy nổi tiếng với những tào lâu đài bước ra từ thế giới cổ tích, những công trình kiến trúc cổ điển với nhiều phong cách từ thời xa xưa, nhưng Đức cũng khiến người ta bất ngờ, ấn tượng với khung cảnh thiên nhiên thơ mộng, tuyệt đẹp như một bức tranh sơn thủy được tạo hóa ban tặng. Đến với Đức, bạn sẽ được thấy sự thơ mộng của dòng sông Rhine – dòng sông dài nhất châu Âu, khám phá khu rừng nguyên sinh kì bí Black Forest, hay ngắm nhìn những kiến trúc cổ điển xinh đẹp tại các thành phố lớn.
Về khí hậu, nước Đức có khí hậu ôn đới với thời tiết ôn hòa và lượng mưa trải suốt các mùa trong năm. Thời tiết sẽ có những sự thay đổi nhất định tùy vào khu vực và địa hình. Nhiệt độ trung bình mùa đông sẽ dao động khoảng 1.5 – 5°C và mùa hè khoảng 18°C – 22°C tại vùng đồng bằng. Tuy nhiệt độ có vẻ thấp hơn Việt Nam khá nhiều, nhưng mùa đông nơi đây không hề buốt giá. Các bạn sinh viên chỉ cần chú ý mặc ấm là hoàn toàn có thể ra ngoài trời ngắm tuyết, nghịch tuyết được rồi. Đặc biệt là mùa xuân và mùa hè tại Đức, thời tiết vô cùng dễ chịu – là thời điểm tuyệt vời nhất để các bạn du học sinh tham gia các hoạt động ngoài trời, đi picnic, tham quan,…để làm giàu thêm trải nghiệm của mình.

2. Kinh tế – Xã hội

Đức là một trong những quốc gia phát triển nhất trên thế giới, chỉ đứng thứ 4 sau Mỹ, Nhật và Trung Quốc về tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu. Các đối tác thương mại lớn nhất của Đức gồm Pháp, Mỹ, Anh, Ý và Hà Lan; cùng với đó là các quốc gia Đông Âu và nhiều nước tại các châu lục khác đang có những tiềm năng đáng kể. Quốc gia hùng mạnh này được coi là đầu tàu kéo cả đoàn toàn EU.
Các ngành công nghiệp chủ đạo, là xương sống cho nền kinh tế Đức bao gồm sản xuất ô tô, điện tử, cơ khí, hóa chất cùng các ngành truyền thống như dệt may, sắt thép. Bên cạnh đó, các ngành dịch vụ tại Đức cũng phát triển rất tốt, đóng góp mạnh nhất và GDP quốc gia này, đặc biệt với ngành Tài chính và Du lịch. Frankfurt am Main là trung tâm ngân hàng của Đức và là trung tâm tài chính lớn của thế giới; đồng thời thị trường chứng khoán Frankfurt cũng là một trong những thị trường chứng khoán hàng đầu. Chính vì thế mà khi học tập tại đây, các bạn sẽ được tiếp xúc trực tiếp với sự phát triển và học hỏi cách thức phát triển mọi lĩnh vực tại Đức.
Về xã hội, Đức được coi là một trong những nền xã hội văn minh của nhân loại với môi trường sống trong lành, yên bình và mức sống cao. Người dân Đức không quá cởi mở nhưng lại vô cùng tốt bụng. Đặc biệt, họ rất kĩ tính và quan tâm tới chất lượng, về cả thực phẩm, vật dụng hàng ngày,…cho tới những vấn đề to lớn hơn như giáo dục,… Chính bởi lẽ đó mà khi sinh sống tại Đức, các bạn sẽ không bao giờ phải lo về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lượng sản phẩm, môi trường,…

3. Giáo dục – Đào tạo

Chương trình Giáo dục tại Đức nổi tiếng với việc định hướng cho học sinh sẵn sàng ngay từ khi mới hết Tiểu học, đồng thời với sự quan tâm tới chất lượng giáo dục một cách đặc biệt. Các chương trình đào tạo tại Đức luôn được coi là khó hơn so với các quốc gia khác. Tuy nhiên, cũng chính bởi vậy mà bằng cấp tại Đức luôn được đánh giá rất cao.
Điều đặc biệt nhất với các bạn du học sinh, đó là Chính phủ Đức miễn phí 100% học phí cho toàn bộ sinh viên đủ điều kiện học tập tại các trường Công lập. Đây là chính sách tuyệt vời được áp dụng duy nhất tại Đức, là yếu tố quan trọng hàng đầu để thu hút sinh viên quốc tế.

4. Đời sống sinh viên

  • a. Chi phí sinh hoạt:

  • Mức chi phí sinh hoạt tại Đức được coi là thấp so với các nước Châu Âu khác. Các bạn sinh viên chỉ cần khoảng 750 – 850 EUR/tháng cho sinh hoạt tại các thành phố lớn, và thấp hơn với các khu vực khác. Chi phí trung bình ở mức như sau:
  • Nhà ở (bao gồm điện, nước,…) : 260 – 300 EUR
  • Ăn uống : 150 – 170 EUR
  • Quần áo, trang phục : 40 – 60 EUR
  • Đi lại : 70 – 90 EUR
  • Điện thoại, Internet, TV : 30 – 40 EUR
  • Giải trí :50 – 80 EUR
  • Bảo hiểm y tế, thuốc men,… : 50 – 60 EUR
  • Sách vở, tài liệu : 20 – 40 EUR
>>>Tổng : 670 – 840 EUR

b. Loại hình nhà ở: 

Sinh viên tại Đức có thể lựa chọn ở tại Kí túc xá của trường, thuê ăn hộ hay phòng trọ bên ngoài. Trong đó, kí túc xá là loại hình nhà ở rẻ nhất và 40% sinh viên tại Đức lựa chọn hình thức này. Thực tế, chi phí thuê căn hộ tại Đức khá cao (~ 357 EUR/tháng) nên để tiết kiệm nhất, các bạn sinh viên thường thuê phòng ở, hoặc thuê 1 căn nhà nhiều phòng và chia phòng với nhau (~ 280 EUR/tháng)
c. Cơ hội làm thêm:
Sinh viên quốc tế tại Đức được phép đi làm thêm với tổng thời gian 120 ngày/năm. Nếu bạn muốn làm nhiều hơn số thời gian này, bạn sẽ phải xin Giấy phép làm việc (work permit), nhưng việc xin giấy phép không hề đơn giản. Các công việc sinh viên thường làm là bồi bàn trong nhà hàng/ quán café, làm móng, trông hiệu sách/cửa hàng, làm việc trong nông trại,… Để xin được việc làm một cách thuận lợi, các bạn nên cố gắng phát triển khả năng giao tiếp tiếng Đức của mình.
Riêng với các bạn sinh viên có học lực tốt, được nhận làm phụ tá nghiên cứu cho các thầy/cô trong trường có thể làm việc mà không bị giới hạn thời gian.
  • d. Môi trường sống: 
  • Các thành phố lớn tại Đức mang lại một môi trường quốc tế với sinh viên từ nhiều quốc gia khác nhau. Các trường Đại học tại Đức có đào tạo chương trình bằng tiếng Anh, nhưng cũng tạo điều kiện cho sinh viên học song song tiếng Đức. Đây là những điều khiến các bạn du học sinh rất hài lòng khi sinh sống tại quốc gia này.
  • Bên cạnh đó, các bạn cũng có cơ hội tham gia rất nhiều các hoạt động ngoại khóa, giải trí được tổ chức bởi trường, hội sinh viên hay ngoài xã hội. Rất nhiều bạn sinh viên có niềm vui đi du lịch khám phá nước Đức, hoặc tới các nước xung quanh trong khối Liên minh Châu Âu bởi việc tham quan vô cùng dễ dàng. Các bạn không cần Visa để đi lại, đồng thời có thể đi bằng phương tiện công cộng như tàu, bus,…nên việc du lịch không hề đắt đỏ.
  • Đức quả thật là một quốc gia tuyệt vời, mang tới những trải nghiệm tuyệt vời phải không các bạn

II. 5 lý do để bạn không nên Du học Đức!

Nước Đức thuộc top 3 những nước yêu thích nhất được các sinh viên quốc tế chọn làm điểm đến khi du học. Theo học tại các trường đại học Đức có đến hơn 12% sinh viên từ khắp nơi trên thế giới. Tuy nhiên, tôi hoàn toàn không khuyên bạn đến du học tại Đức vì những lý do sau đây:

1. Đức có gần 450 trường đại học với khoảng 17.500 chuyên ngành đào tạo.

Bạn sẽ ong hết cả thủ khi có quá nhiều cơ hội lựa chọn trường học và ngành học cho mình, rõ là mệt. Chất lượng đào tạo cũng như bằng cấp của Đức lại được khắp nơi trên thế giới công nhận, rõ là phiền (tôi sẽ giải thích tại sao). Đã thế sau khi tốt nghiệp đại học bạn lại được phép gia hạn lưu trú một năm rưỡi để tìm việc làm. Nước Đức đang khan hiếm nguồn nhân lực nên khả năng bạn xin được việc là rất cao, nhất là những ngành kĩ thuật.
Một khi đã tìm được việc làm đúng ngành nghề đào tạo thì thu nhập của bạn lại đủ mức để Sở ngoại kiều cho bạn quyền cư trú dài hạn. Và như thế, “hành trình chống lại sự cám dỗ” bắt đầu. Bạn sẽ dễ có nguy cơ trở thành “Việt kiều” bất đắc dĩ và không còn muốn về nước cống hiến cho sự nghiệp xây dựng Tổ quốc. Như vậy sẽ thiệt thòi cho Tổ quốc xiết bao. Rồi bố mẹ bạn cũng sẽ buồn vì phải xa bạn. Sẽ tốt và đơn giản hơn rất nhiều nếu bạn tốt nghiệp đại học ở một nước mà bằng cấp chẳng nơi nào dưới ánh mặt trời này công nhận có phải là bạn đã không phải đau đầu đấu tranh về hay ở, chẳng phải loay hoay trong đầu với mỹ từ “về nước để cống hiến”.

2. Du học Đức hầu hết miễn phí hoặc nơi nào thu học phí thì cũng chỉ mang tính chất tượng trưng, chỉ vài trăm euro một học kì.

Không những thế, giá cả sinh hoạt phí lại rất phải chăng, tiền nhà (nếu bạn sống trong kí túc xá) và bảo hiểm y tế (dành cho sinh viên) lại được chính phủ Đức hỗ trợ nên giá rất rẻ. Sở ngoại kiều yêu cầu trong tài khoản mỗi năm 8040 Euro nhưng trên thực tế mỗi tháng bạn chỉ cần nhiều nhất 500 Euro là cuộc sống và sinh hoạt đã vô cùng thoải mái (nhiều bạn tất tật các khoản chỉ xài hết có 400 euro/ tháng thôi đấy). Đồ ăn thức uống đa phần còn rẻ hơn Việt Nam (đã thế bạn lại không còn phải lo lắng gì về vệ sinh an toàn thực phẩm). Chẳng hạn, một con gà để nấu phở (Suppenhuhn) nặng gần cân rưỡi giá nhiều nhất chỉ khoảng 2 Euro, vị chi 50.000 VNĐ, thừa thãi một nồi phở cho 4, 5 sinh viên xì xụp ngon lành.
Và như thế là số tiền vài tỷ bố mẹ bạn dành dụm để đầu tư cho hành trình du học của bạn lại không có cơ hội được dùng đến. Mà tiền để lâu thì cũng dễ bị …. mủn. Để ở nhà thì lo trộm, gửi ngân hàng tiền Việt thì lo mất giá, gửi $ hay Euro thì tuyệt không có lãi. Thêm nữa, tiền một khi không được dùng đến mấy nữa cũng làm giảm động lực kiếm tiền của bố mẹ bạn. Không bị áp lực phải kiếm tỷ nhớn tỷ bé chi trả chi phí du học cho bạn nữa, khéo cái sự nhàn quá lại làm cho cuộc sống của bố mẹ thành tẻ nhạt. Mà nhàn quá cũng dễ làm con người ta mệt mỏi, he he…. (tôi không nói là “nhàn cư vi bất thiện” nhé)

3.Tiếng Đức


Sang Đức du học mặc dù bạn có thể đăng kí học bằng tiếng Anh nhưng để có thể hội nhập và có cơ hội việc làm sau này kiểu gì bạn cũng phải học tiếng Đức, một thứ tiếng khó nhằn (thứ tiếng xưa nay thường hay bị thiên hạ ví như thứ tiếng để nói với kẻ thù, thậm chí không ít người còn đùa rằng “chó sủa mạnh thêm tí là thành tiếng Đức”). Người sắp học nghe người mới học dọa thế. Người từ nhiều nước khác đến Đức du học, nay đã thành đạt ở Đức cũng nói thế. Thế nhưng, nếu bạn có “nhỡ” bắt tay vào học tiếng Đức thì xác suất cao là bạn dễ bị thứ tiếng ấy mê hoặc bởi sự phong phú và chặt chẽ của nó. Đã thế, trong khi tiếng Đức với bạn chỉ là tiếng …. mẹ kế thì với khoảng hơn 120 triệu người dân trên thế giới nó lại là tiếng mẹ đẻ, là một trong 10 ngôn ngữ được nói nhiều nhất trên thế giới, còn trong 7 nước châu Âu nó là ngôn ngữ chính thức của nhà nước và khu vực (tiếng Đức: 18% tiếng Anh: 13%, tiếng Italy: 13%, tiếng Pháp: 12%, tiếng Tây Ban nha: 9%, tiếng Ba Lan: 9%, tiếng Nga: 1%).
Tiếng Đức là ngoại ngữ quan trọng thứ hai ở châu Âu, chỉ riêng trong Liên minh châu Âu đã có 63 triệu người sử dụng cái thứ tiếng khó nhằn đó là ngoại ngữ. Và càng ngày lại càng có nhiều người hì hục lao vào cái thứ tiếng đó mới gay. Như thế, ngoài tiếng Anh (đã quá nhiều người biết), bạn lại “bị”/”phải” biết thêm một thứ tiếng nữa, tức bỗng dưng trước mặt bạn lại mở toang thêm một cánh cửa đưa bạn đến với một thế giới mới vô cùng hấp dẫn, dễ làm bạn mê hoặc. Nước Đức chẳng phải cái nôi của triết học, âm nhạc và văn chương đó sao (chẳng phải ngẫu nhiên mà trong Bách khoa toàn thư Encyclopedia Americana dành riêng cho 14 trang Văn học Đức, 13 trang văn học Pháp, 8 trang cho Tây Ban Nha và 6 trang cho văn học Nhật). Nước Đức còn được mệnh danh là “quốc gia của học vấn”. Khoa học công nghệ luôn là thế mạnh của quốc gia này. Và thật đáng tiếc là tiếng Đức lại là ngôn ngữ quan trọng thứ 2 trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
Và trong tương lai, chỉ vì biết tiếng Đức mà bạn bỗng dưng “bị lạc bước” vào một thế giới mới, vô cùng kì diệu. Bạn sẽ bị lăn lông lốc từ những đam mê, hiểu biết này sang đến đam mê, hiểu biết khác, một cách không ngừng nghỉ. Thật là mệt quá đi.

4. Sang Đức du học bạn có muốn bó chân mình tại Đức cũng không xong bởi chắc chắn bạn sẽ bị mê hoặc bởi cả một châu Âu huyền ảo, cái nôi văn hóa, văn minh của loài người.


Bạn sẽ đắm chìm trong một không gian mà xưa nay bạn chỉ biết đến qua phim ảnh hay …. truyện cổ tích. Bạn sẽ phải thường xuyên thả bước chân mình dọc những con phố cổ cả ngàn năm tuổi và bên tai văng vẳng tiếng chuông ngân từ những nhà thờ cổ kính cũng trên dưới ngàn năm tuổi. Rồi những lâu đài, những thành quách, những cung điện, chứng tích của các đời vua chúa, quí tộc châu Âu cũng sẽ hớp hồn bạn. Và như thế, dù không muốn bạn cũng sẽ dễ bị nhuốm tâm hồn thi sĩ, mộng mị và bay bổng. Sang đến châu Âu rồi bạn sẽ thấy mấy cái công trình thời Pháp thuộc ở Việt Nam chẳng còn có gì đáng nói. Thậm chí đến lăng tẩm ở Huế, niềm tự hào, điểm nhấn của du lịch Việt cũng chẳng còn cổ kính trong mắt bạn nữa vì nó còn thua rất xa tuổi của hầu hết các ngôi nhà cổ ở châu Âu. Trăm năm tuổi với châu Âu mới chỉ như cái chớp mắt, có thể ví như một đứa bé vừa mới được sinh ra tháng trước.
Châu Âu nằm gọn trong lòng bàn tay bạn. Với chỉ một vài giờ bay bạn sẽ có mặt ở bất kì nơi bạn muốn, mà giá thì rẻ vô cùng (chỉ vài chục Euro) nếu bạn book sớm và book vé của các hãng hàng không giá rẻ như germanwings, air berlin, easyjet. Và thế là bạn luôn có cơ hội “đổi gió” vào những cuối tuần thư thả hoặc để nạp năng lượng trong những mùa học, mùa thi vất vả. Du lịch giá rẻ dễ như trở bàn tay thế cũng dễ làm bạn nhiễm tính ham đi, ham chơi, rồi lại ảnh hưởng tới việc học hành. Chẳng thà cứ học ở chốn khỉ ho cò gáy chẳng có gì mà xem, chẳng có gì mà chơi, hoặc cứ bước ra khỏi cửa là bị chặt chém tơi bời bạn lại càng có điều kiện để chuyên tâm cho việc học hành, sớm có được mảnh bằng mà báo cáo thành tích với cha mẹ và họ tộc.

5. Tinh thần Đức


Sang Đức du học, sống, học tập và làm việc (mới chỉ là làm thêm khi đang học, bạn nhớ nhé, mỗi sinh viên một năm được làm thêm những 120 ngày cơ đấy), hít thở bầu không khí Đức kiểu gì bạn cũng sẽ chịu ảnh hưởng của văn hóa Đức, tinh thần Đức, cũng như sẽ bị lây nhiễm những đức tính “quái gở” của người Đức, đặc biệt là tính kỉ luật cao, luôn đúng giờ giấc đến từng phút, nghiêm túc trong công việc, luôn ưa thích sự minh bạch, thẳng ngay, đôi khi đến cứng nhắc, máy móc,…… Trót nhiễm mấy cái tính dở hơi đó vào người thì kiểu gì về đi làm ở môi trường Việt Nam bạn sẽ cũng sẽ dễ bị rơi vào tình trạng bị cô độc, lẻ loi, thậm chí có khi còn bị coi là dở hơi nữa đấy.
Mới liệt kê sơ sơ chỉ 5 điều ấy thôi thiết nghĩ cũng đã đủ để khuyên bạn đừng có dại gì đặt chân sang Đức du học. Đường đến nước Đức thì rộng, nhưng đường về xem ra còn gian nan lắm nhé bạn.

III. Điều kiện để du học Đức


Dưới đây là điều kiện để Du học Đức:

- Trình độ tiếng Đức: Có bằng B1 hoặc B2 Và một trong những điều kiện sau:

1. Đối với học sinh thi tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2017:

- Năm nay Bộ Giáo dục và Đào tạo lại thay đổi chế độ thi cử, vì vậy tới thời điểm này phía Đức vẫn chưa thông báo cụ thể điều kiện tuyển sinh du học Đức năm 2017. Vì vậy bạn nào muốn đi du học Đức một cách chắc chắn thì phải phấn đấu thi tất cả các môn (kể cả 3 môn của bài thi tự chọn) đạt từ điểm 4 trở lên và tổng 6 môn phải đạt ít nhất từ 36 điểm trở lên. (khi nào có thông báo tuyển sinh của phía Đức công ty sẽ thông báo sau).

-Trúng tuyển vào hệ chính quy của một trường đại học Việt nam được công nhận (các trường tuyển sinh bằng tổ hợp thi các môn của kỳ thi TN THPT quốc gia năm 2017)

2. Đối với sinh viên thi tốt nghiệp THPT năm 2015 và 2016:


- Có Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời với 04 môn thi tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2015 hoặc 2016 (toán, văn, ngoại ngữ và một môn tự chọn phù hợp) đạt từ 24 điểm trở lên và không có môn nào dưới 4 điểm (không tính các loại điểm cộng thêm). - Có giấy báo nhập học hệ chính quy ghi rõ ngành trúng tuyển tại trường đại học đang theo học. - Có bảng điểm các năm đã học. 3, Đối với sinh viên đang học đại học và thi tốt nghiệp THPT từ năm 2014 trở về trước:

- Có bằng tốt nghiệp THPT

- Có giấy gọi vào hệ chính quy của trường đại học Việt Nam đang theo học với điểm thi đại học 3 môn đạt từ 15 điểm trở lên và không có môn nào dưới 4 điểm (không tính các loại điểm cộng thêm). - Có bảng điểm các kỳ đã học. 4, Đã tốt nghiệp đại học hệ chính quy của một trường đại học Việt Nam : - Có bằng tốt nghiệp THPT - Có bằng tốt nghiệp đại học hệ chính quy, cấp không quá 5 năm - Có bảng điểm của các năm học, điểm tốt nghiệp từ loại khá trở lên. 5, Đã tốt nghiệp hệ cao đẳng tại một trường đại học/cao đẳng Việt Nam: - Có bằng tốt nghiệp THPT - Có bằng tốt nghiệp hệ cao đẳng, đào tạo chính quy của một trường đại học/cao đẳng tuyển sinh bằng kết quả của kỳ thi đại học/cao đẳng quốc gia. - Có bảng điểm của các năm học.

IV. Lịch trình Du học Đức

1. Đối với Sinh viên chưa Tốt nghiệp Đại học Việt Nam

bao gồm các nhóm như sau:
  • Học sinh vừa Tốt nghiệp THPT, đã thi đỗ vào một Ngành học Đại học Chính quy tại một Trường Đại học Việt Nam và chưa học Đại học tại Việt Nam, Sinh viên đang học và chưa Tốt nghiệp tại một Trường Đại học Việt Nam, Sinh viên Tốt nghiệp hệ Cao đẳng, Sinh viên Tốt nghiệp hệ Cao đẳng và được chuyển tiếp vào hệ Đại học chính quy tại một Trường Đại học Việt Nam.
Các bước tiến hành có thể tham khảo như sau:
  • Học tiếng Đức, học tiếng Anh
  • Cập nhật điều kiện học Đại học tại Đức
  • Tìm hiểu về Trường Đại học, Trường Dự bị Đại học, Ngành học Đại học phù hợp tại Đức
  • Đăng ký cho kỳ thi TestAS
  • Thi TestAS (vào tháng 02, tháng 04 và tháng 10 hàng năm)
  • Nhận kết quả của kỳ thi TestAS
  • Chuẩn bị các Hồ sơ, Giấy tờ cần thiết để nộp Thẩm tra APS, để xin nhập học Đại học / Dự bị Đại học tại Đức, để mở tài khoản Du học, để xin Visa
  • Nộp Hồ sơ Thẩm tra APS cho ĐSQ Đức tại Hà Nội (ngay sau khi nhận Giấy báo trúng tuyển Đại học; chưa cần kết quả TestAS, chưa cần Chứng chỉ tiếng Đức)
  • Nhận Chứng nhận APS
  • Gửi Hồ sơ xin nhập học Đại học / Dự bị Đại học sang Đức
  • Nhận Giấy báo mời nhập học / Giấy báo mời tham gia kỳ thi tuyển của Trường Đại học / Trường Dự bị Đại học tại Đức
  • Mở tài khoản Du học tại một Ngân hàng
  • Nộp Hồ sơ xin Visa cho ĐSQ / TLSQ Đức
  • Nhận kết quả Visa
  • Chuẩn bị lên đường sang Đức
  • Nhập học

2. Đối với Sinh viên đã Tốt nghiệp Đại học Việt Nam

và muốn:
học lại Đại học tại Đức, hay muốn học Cao học tại Đức
Các bước tiến hành có thể tham khảo như sau:
  • Học tiếng Đức, học tiếng Anh
  • Cập nhật điều kiện học Cao học tại Đức
  • Tìm hiểu về Trường Đại học, Ngành học Đại học, Cao học phù hợp tại Đức
  • Chuẩn bị các Hồ sơ, Giấy tờ cần thiết để nộp Thẩm tra APS, để xin học Đại học / Cao học, để mở tài khoản Du học, để xin Visa
  • Nộp Hồ sơ Thẩm tra APS cho ĐSQ Đức tại Hà Nội (đến cuối tháng hai và cuối tháng tám hàng năm)
  • Phỏng vấn APS (vào tháng năm và vào tháng 11 hàng năm)
  • Nhận Chứng chỉ APS
  • Mở tài khoản Du học tại một Ngân hàng
  • Gửi Hồ sơ xin nhập học Đại học / Cao học sang Đức
  • Nhận Giấy báo mời nhập học / Giấy báo mời tham gia kỳ thi tuyển của Trường Đại học tại Đức
  • Nộp Hồ sơ xin Visa cho ĐSQ / TLSQ Đức
  • Nhận kết quả Visa
  • Chuẩn bị lên đường sang Đức
  • Nhập học

V. Tại Sao Nên Chọn Du Học Đức

Du học Đức từ lâu đã trở thành địa điểm hấp dẫn và thu hút các bạn sinh viên quốc tế trong đó có Việt Nam. Vậy đâu là lý do khiến Đức trở thành quốc gia được đa số các du học sinh lựa chọn? Cùng tìm hiểu nguyên nhân tại sao bạn nên du học Đức nhé!

1. Top 5 quốc gia đáng sống nhất thế giới

Đức là nền kinh tế lớn nhất Liên minh Châu Âu và lớn thứ tư thế giới sau Mỹ, Nhật bản và Trung quốc. 70% các phát minh khoa học bắt nguồn từ nước Đức. Đức đứng đầu châu Âu với hơn 26.500 bản quyền phát minh được đăng ký tại Cơ quan bản quyền châu Âu.
Đức thuộc số những nước có mức sống cao nhất thế giới. Theo chỉ số phát triển con người HDI của Liên hiệp quốc và tính theo tuổi thọ, tỷ lệ người biết chữ và thu nhập bình quân đầu người thì Đức là một trong những nước phát triển nhất thế giới.
Đức là một trong những đất nước an toàn nhất thế giới về sự ổn định chính trị và an ninh xã hội. Tại Đức, bạn sẽ được hưởng một chế độ bảo hiểm y tế tuyệt vời. Khi các bạn đã đóng bảo hiểm y tế thì bạn sẽ được hưởng hoàn toàn miễn phí tất cả các dịch vụ y tế mà không phải mất thêm bất kỳ một khoản chi phí nào khác

2. Chất lượng giáo dục hàng đầu, bằng cấp được công nhận toàn cầu

Với chất lượng đào tạo thuộc Top đầu thế giới và bằng cấp được công nhận trên toàn cầu, Đức là một trong những điểm đến được ưa chuộng nhất. Du học Đức với nhiều ưu thế không chỉ là niềm mong ước của nhiều sinh viên Việt Nam mà còn là sự lựa chọn khôn ngoan của rất nhiều sinh viên đến từ châu Âu và các nước khác nhau.
Với vị trí địa lý thuận lợi, văn hoá, con người và hệ thống giáo dục có nhiều ưu việt, nước Đức đã trở thành nơi lý tưởng cho nhiều đối tượng sinh viên, cán bộ khoa học trẻ, nghiên cứu sinh quốc tế đến học tập, nghiên cứu và làm việc. Các trường Đại học tại Đức luôn kết hợp chặt chẽ với các Tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển để cùng đào tạo.

3. Được miễn học phí

Hiện nay có 4 bang trong tống số 16 bang của Đức thực hiện việc thu học phí từ học kỳ 1, nhưng chỉ ở mức vừa phải: 500 Euro một học kỳ, tương đương 27 triệu đồng một năm (ở Anh mức học phí hiện nay đã tăng lên 9.000 bảng một năm, tương đương 306 triệu đồng). Còn lại 12 bang không thu học phí.

4. Chi phí sinh hoạt rẻ, được phép làm thêm 90 ngày/năm


Các chính sách giáo dục tại Đức luôn thể hiện được tính ưu việt, sự công bằng và luôn khuyến khích khả năng tư duy và học tập của học sinh, sinh viên. Ngoài ra, trong các điều luật, nước Đức cũng quy định rất rõ các chính sách về việc làm cho sinh viên.

Sinh viên nước ngoài khi chọn du học Đức chỉ phải trả chi phí sinh hoạt ở mức thấp nhất châu Âu (trung bình: 4800 đến 5400 Euro một năm) và có thể làm thêm 90 ngày trong một năm. Với mức lương bình quân là 7 Euro một giờ, sinh viên có thể kiếm thêm khoảng 5040 Euro một năm. Với mức thu nhập này sinh viên đã có thể tự trang trải chi phí sinh hoạt của mình.

5. Sinh viên được hỗ trợ từ chính phủ Đức

Các dịch vụ hỗ trợ sinh viên: Giảm tiền ăn ở các nhà ăn sinh viên, miễn phí đi lại bằng các phương tiện giao thông công cộng trong nội bộ của bang, miễn hoặc giảm vé vào cửa ở các khu du lịch, danh lam thắng cảnh, được hưởng các dịch vụ chăm sóc y tế và sức khỏe tốt nhất với mức bảo hiểm tối thiểu, vv… khi du học tại Đức.
Sau khi tốt nghiệp sinh viên có rất nhiều cơ hội ở lại làm việc tại Đức và chính phủ tạo điều kiện gia hạn visa cho sinh viên. Hiện tại có 500 Công ty lớn nhất thế giới có mặt ở Đức trong tổng số 45.000 công ty nước ngoài.
Một số tổ chức của chính phủ có chính sách hỗ trợ hồi hương cho sinh viên sau khi hoàn thành khóa du học Đức về nước với mức chi phí đầu tư cho một chỗ làm việc đến 10.000 Euro và từ 3 đến 6 tháng lương (bình quân: 500 Euro/tháng).

VI. Điều kiện du học Đức 2019

Đức là một trong những quốc gia Châu Âu nổi tiếng bởi nền giáo dục tiên tiến cùng chính sách mở cửa cho sinh viên quốc tế. Trước khi chuẩn bị hồ sơ du học Đức, việc tìm hiểu kĩ điều kiện du học tại quốc gia này sẽ khiến tỷ lệ đỗ visa của bạn cao hơn rất nhiều.

1. Điều kiện du học Đức hệ dự bị

(Trong cùng nhóm ngành trúng tuyển đại học tại Việt Nam)
Đỗ ít nhất 01 trường Đại học chính quy tại Việt Nam. Tổng điểm 04 môn trong kỳ thi THPT Quốc gia đạt 24 điểm, không môn nào dưới 4 điểm.
Đã học xong ít nhất 01 học kỳ Đại học tại Việt Nam, và có bảng điểm đánh giá.
Đã tốt nghiệp cao đẳng tại Việt Nam
Trình độ tiếng Đức B1

2. Điều kiện du học Đức vào thẳng Đại học  

Học được ít nhất 04 học kỳ đại học trở lên thì sẽ được chuyển thẳng vào năm thứ nhất một Trường Đại học trong cùng nhóm ngành, hoặc chuyển vào học Dự bị đại học không bị giới hạn nhóm ngành. 
Trình độ tiếng Đức B2
Tốt nghiệp Đại học chính quy tại Việt Nam
Điểm tốt nghiệp đại học từ 7,5 
Chứng chỉ tiếng Đức B2, hoặc IELTS 6.5   

3. Điều kiện du học Đức hệ thạc sỹ  

Tốt nghiệp Đại học chính quy tại Việt Nam 
Điểm tốt nghiệp đại học từ 7,5  
Chứng chỉ tiếng Đức B2, hoặc IELTS 6.5

4. Ưu điểm vượt trội của du học Đức   

Chi phí rẻ nhất trong khu vực Châu Âu, chỉ từ 100 triệu – 300 triệu.
Miễn học phí 100% tại các thành phố lớn      
Chi phí sinh hoạt: ăn, ở thấp  
Làm thêm tối thiểu 02 ngày/ tuần; 10 ngày/ tháng; 120 ngày/ năm.
Lương làm thêm tối thiểu: 200.000/01h    
Được ở lại Đức 18 tháng sau khi tốt nghiệp.
Môi trường sống đẳng cấp nhất, cơ hội học tập và phát triển bản thân vượt trội
Theo: Hoài Nam

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn